Notice: Undefined offset: 3 in /home/lifebetw/vietfuture.edu.vn/wp-content/plugins/vncrawl/run.php on line 111
Notice: Undefined offset: 3 in /home/lifebetw/vietfuture.edu.vn/wp-content/plugins/vncrawl/run.php on line 111
Máy trợ giảng là thiết bị chuyển đổi âm lượng âm thanh, giúp người nói dễ dàng truyền đạt đến người nghe trong phạm vi rộng. Việc sử dụng máy trợ giảng khá đơn giản nhưng đôi khi gặp một số lỗi trong quá trình sử dụng. Ngay sau đây, Tiếng Vang Audio sẽ chia sẻ đến bạn một số điều cần lưu ý khi sử dụng máy trợ giảng.
Contents
I. Khắc phục âm thanh có tiếng rú ở máy trợ giảng
Đây là vấn đề thường hay gặp phải khi sử dụng máy trợ giảng, đặc biệt với những người mới tập làm quen với máy trợ giảng. Nguyên nhân gây ra tiếng rú của máy là do âm thanh bị khuếch đại nhiều lần trong cùng một thời điểm nói.
Do đó, để khắc phục tình trạng phát ra tiếng rú này, bạn nên để micro ra xa miệng hơn hoặc để loa và micro cách xa nhau.
II. Máy trợ giảng và micro bắt sóng không tốt
Khi gặp tình trạng máy trợ giảng và micro của bạn bắt sóng không ổn định, bạn cần kiểm tra dung lượng pin hiện tại của máy vì có thể nhiều khả năng là do máy hết pin. Có 1 lý do thường xảy ra nữa là do máy trợ giảng trùng tần số với thiết bị khác ở cùng khu vực. Đối với trường hợp này, bạn nên tìm 1 vị trí khác để di dời loa sang.
III. Máy trợ giảng bị lỗi không đọc được USB
Hiện nay, trên thị trường đa số các dòng máy trợ giảng đều có khe cắm USB. Trong trường hợp cắm USB vào cổng của máy trợ giảng mà không kết nối được với USB thì bạn nên kiểm tra lại dung lượng của USB.
Nếu USB có dung lượng lớn như 32GB thì có thể làm cho máy đọc rất chậm. Vì thế, để sự kết nối của máy hoạt động tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại USB có dung lượng khoảng từ 4GB trở xuống.
Một nguyên nhân khác khiến máy của bạn bị lỗi không đọc được USB là bạn đã copy file không đúng định dạng. Các dạng khe cắm trên thị trường hiện nay hỗ trợ tốt nhất là file có đuôi “.mp3”. Đối với các đuôi khác thì còn phụ thuộc vào nhiều dòng máy khác nhau, do đó cách hiệu quả và an toàn nhất khi sử dụng USB cho máy trợ giảng là bạn nên dùng đuôi “mp3”.
IV. Máy trợ giảng phát ra âm thanh bị rè
Máy trợ giảng cũng có thiết kế giống như các thiết bị âm thanh khác đều có các nút điều chỉnh âm thanh như Low, Bass, Treble,… Nếu âm thanh của máy phát ra nghe như bị nghẹt mũi thì nguyên nhân chính là do mức độ Treble yếu và dư Bass. Khi sử dụng máy trợ giảng mà âm thanh cho ra bị thé thì do điều ngược lại tức là dư mức độ Bass và thừa mức độ Treble.
Cách khắc phục đối với hai trường hợp trên vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần điều chỉnh các nút âm lượng lại cho phù hợp với giọng nói của mình.
Bên cạnh đó còn nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng âm thanh của máy thường bị rè là do pin bị cạn hoặc loa hết pin. Nếu gặp tình huống này bạn hãy thử thay pin mới hoặc sạc đầy pin cho loa.
V. Tiếng loa máy trợ giảng phát ra khó nghe, giọng the thé
Với lỗi âm thanh của máy trợ giảng phát ra khó nghe, giọng the thé có thể là do nút âm cao (Treble) hơi yếu, nút âm trầm (Bass) yếu. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy căn chỉnh lại cho các nút âm phù hợp với giọng nói của mình.
Tần số âm thanh giúp cho giọng nói của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất là bạn nên vặn nút Bass ở mức 11 và nút Treble ở mức 14, hoặc bạn có thể điều chỉnh một số nút khác như Low, Mid, High để có được chất lượng âm thanh tốt hơn.
Như vậy, Tiếng Vang Audio đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để khắc phục các lỗi trong quá trình sử dụng máy trợ giảng. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn có thể tự điều chỉnh chiếc máy của mình nhằm phục vụ tốt cho công việc của bản thân.